Tượng đá điêu khắc Đà Nẵng
Tượng đá điêu khắc Đà Nẵng là một làng nghề nổi danh khắp xứ Quảng, đó là làng nghề mỹ nghệ Non nước nằm ngay dưới chân núi Ngũ hành Sơn, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Nơi đây được xem là Làng nghề truyền thống lâu đời nhất Đà Nẵng. Các sản phẩm điêu khắc tượng đá non nước, sản phẩm mỹ nghệ của làng nghề Non nước đã khẳng định giá trị của mình trên thị trường trong nước và quốc tế qua thời gian.
Sự hình thành của làng nghề điêu khắc tượng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn tại Đà Nẵng
Được hình thành từ giữa thế kỷ XVII do tổ nghề là cụ Huỳnh Bá Quát – người gốc Thanh Hóa mang nghề đá từ Thanh Hóa về Đà Nẵng. Khách du lịch nếu có dịp ghé thăm Ngũ Hành Sơn vào đúng giỗ Tổ của làng nghề mỹ nghệ Non nước (06/01 âm lịch) có thể hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành phát triển lâu đời của làng nghề cho đến hiện nay.
Được biết thời gian đầu khi làng nghề mới hình thành chủ yếu những sản phẩm sản xuất chỉ đơn thuần là những vật dụng sinh hoạt thường ngày như cối giã, cối xay hoặc bia mộ khắc bằng đá. Về sau nhờ những người thợ tạo tác tài giỏi đã sản xuất đa dạng hơn các sản phẩm từ đá vô cùng sáng tạo, nghệ thuật và tỷ mỉ. Các sản phẩm từ làng nghề luôn được ưa chuộng bởi độ bền cao, từng chi tiết và đường nét được trau chuốt khéo léo. Kể từ đó đến nay làng nghề phát triển không ngừng nghỉ và cung cấp cho thị trường trong nước, quốc tế những sản phẩm điêu khắc tượng đá non nước, sản phẩm mỹ nghệ đá vô cùng giá trị.
Tượng Phật Quan Âm bằng đá trắng
Quá trình Điêu khắc tượng đá non nước.
Bước đầu tiên quan trọng để tạo ra sản phẩm một bức tượng điêu khắc bằng đá nằm ở khâu chọn nguyên liệu. Loại đá được sử dụng để điêu khắc tượng đá non nước phải là loại đá cẩm thạch với nhiều màu sắc, hoa văn đẹp như đỏ, đen, trắng, kết cấu mịn, mềm và dễ tạo hình. Loại đá đáp ứng những tiêu chí này chỉ có duy nhất tại núi đá Ngũ Hành Sơn thế nhưng đáng tiếc là từ năm 1990 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đã ra quyết định không cho phép khai thác đá ở Ngũ Hành Sơn. Vậy nên hiện nay thợ làng nghề phải nhập đá từ những nơi khác về để tạo tác.
Tiếp theo là quá trình ra phôi cho sản phẩm, tạo hình sản phẩm ở dạng thô. Các công đoạn như : tạo chân đế trên mặt phẳng, xác định điểm chuẩn tạo hình, vẽ phác thảo trên giấy, sau đó vẽ lên mặt đá hoặc in trực tiếp lên đá điều nằm trong quá trình tạo phôi. Với những sản phẩm nghệ thuật cao thợ đá phải phác thảo và làm phôi đất sét cho đến khi đạt yêu cầu mới bắt đầu tạo tác trên đá tạo ra sản phẩm.
Tượng Phật Thích Ca bằng đá
Người thợ bắt đầu chạm hình, hoa văn trang trí, mài, đánh bóng sản phẩm trên phôi sau khi hoàn thành. Đây là công đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đên chất lượng cũng như giá trị sản phẩm. Từng đường nét, hoa văn tinh tế hay không sẽ phụ thuộc vào đôi bàn tay vàng của thợ đá. Nếu việc chạm trổ, điêu khắc tượng đá non nước giúp sản phẩm có tạo hình nghệ thuật điêu luyện và độc đáo thì quá trình mài đá và đánh bóng giúp sản phẩm trở nên tinh xảo và đẹp mắt hơn. Quan trong nhất trong công đoạn đánh bóng là phải lựa chọn loại giấy nhám mềm khi mài sẽ giúp sản phẩm láng bóng hơn bao giờ hết. Nếu dùng các loại giấy nhám tùy tiện mà không tuân theo quy chuẩn sẽ cho ra sản phẩm kém chất lượng dễ gãy với chi tiết nhỏ và dễ bị sướt.
Cuối cùng ở khâu đánh bóng cần chú ý dùng axit H2SO4 với nồng độ thích hợp để quá trình ăn mòn đá do axit đạt kết quả tốt nhất khi tưới lên sản phẩm. Lưu ý không đổ trực tiếp axit H2SO4 nồng độ cao lên sản phẩm vì có thể gây ăn mòn mạnh trên đá khiến sản phẩm bị ngả vàng gây mất thẩm mỹ. Sau khi dùng axit ăn mòn đá xong, thợ đá sẽ tiến hành phủ sơn màu và sơn lót không màu lên sản phẩm, với mục đích giúp sản phẩm trở nên sáng bóng và sinh động hơn. Sản phẩm có màu sắc đẹp hay không đôi khi cần phải sử dụng những bí quyết độc quyền của người thợ đá. Nhiều thợ đá còn nhuộm sản phẩm bằng bã chè xanh, xi đánh giầy màu nâu hoặc chàm… cho ra sản phẩm với màu sắc bắt mắt đa dạng và phong phú. Vậy là cuối cùng qua bao nhiêu công đoạn và quy trình kết hợp tạo tác bài bản chúng ta đã có một tác phẩm điêu khắc tượng đá non nước đạt chuẩn.
Đài phun nước bằng đá
Tượng sư tử bằng đá
Cơ sở điêu khắc tượng đá mỹ nghệ uy tín tại làng mỹ nghệ Non Nước
Làng nghề mỹ nghệ Non nước như bảo tàng sống về lịch sử hình thành và phát triển của nghề cũng như ẩn chứa đằng sau nó là lịch sử, văn hóa của người Việt thổi hồn trong từng tác phẩm điêu khắc tượng đá non nước. Làng nghề hiện nay có gần 500 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ, trong đó Điêu khắc Trường Thanh là một trong những cơ sở điêu khắc tượng đá non nước, chât lượng cao có tiếng trong và ngoài nước. Nếu các bạn thực sự quan tâm đến các dòng sản phẩm tượng đá, đồ dùng phong thủy, tượng điêu khắc bằng đá non nước…
Xem những bài viết liên quan:
Tượng thập bát La hán bằng đá
Cơ sở điêu khắc đá Tư Hùng chuyên làm Tượng Thập Bát La Hán, bộ tượng 18 vị La Hán bằng đá bao gồm: La Hán Ba Tiêu, La Hán Bố Đại, La Hán Cử Bát, La Hán Hàng Long, La Há...
Bộ Tượng Tứ Đại Thiên Vương Bằng Đá
Cơ sở điêu khắc đá Tư Hùng Stone chuyên điêu khắc Tượng Tứ Đại Thiên Vương bằng các loại đá trắng, đá xanh nguyên khối, kích thước từ 1 đến 3m với giá thành rẻ TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG l&agra...
Nơi bán Tượng Sư tử -Lân - Tỳ Hưu bằng đá rẻ nhất
Ngày nay, tại Việt Nam việc sử dụng Tượng Sư tử - Lân - Tỳ Hưu bằng đá để làm vật trấn giữ phong thủy, chiêu tài lộc đã trở nên rất phổ biến. Các bức tượng sư tử đá, tượng Lân bằng đá, tượng Tỳ H...
Thỉnh tượng Phật bằng đá giá rẻ chỗ nào ?
Tượng Phật bằng đá tự nhiên là biểu hiện cao nhất của trí tuệ, đặc biệt khi trí tuệ đó luôn hướng về lòng từ bi và bác ái. Chính bởi vậy, khi đã thờ tượng Phật, muốn rước Ngài bên mình c...